7 mẹo giúp đoán xem máy ảnh sẽ chụp được những gì

VietTimes – Đoán trước được máy ảnh sẽ chụp được gì sẽ làm tăng cơ hội chụp được những bức ảnh tuyệt vời cho bạn.
Cách máy ảnh "nhìn" thế giới khác xa cách chúng ta nhìn thế giới bằng đôi mắt của mình
Cách máy ảnh "nhìn" thế giới khác xa cách chúng ta nhìn thế giới bằng đôi mắt của mình

Nhìn thế giới qua ống kính máy ảnh vừa giống lại vừa khác việc bạn nhìn thế giới bằng mắt của mình. Kể cả với những chiếc máy ảnh kỹ thuật số cơ bản nhất ngày nay, bạn vẫn có thể tạo ra những bức ảnh mà không bao giờ bạn nhìn thấy bằng mắt thường của mình.

Hiểu được sự khác nhau giữa cách “nhìn” thế giới của máy ảnh với cách nhìn thế giới của đôi mắt bạn sẽ giúp bạn trở thành một nhiếp ảnh gia sáng tạo hơn. Nhiếp ảnh gia Kevin Landwer-Johan chia sẻ kinh nghiệm về 7 sự khác biệt giữa cách nhìn thế giới của máy ảnh so với đôi mắt của bạn:

1. Khung hình

Mọi tấm ảnh đều bị giới hạn bởi khung hình – bốn cạnh và bốn góc. Bạn không nhìn cuộc sống hàng ngày với tầm nhìn bị giới hạn như vậy. Học cách tạo ra những bức ảnh với bố cục tốt có nghĩa là bạn phải làm việc với những giới hạn của khung hình và khai thác triệt để chúng.

Đừng coi những khung hình là một sự giới hạn, mà hãy coi nó là một cơ hội để cải thiện và chia sẻ tầm nhìn của bạn. Hãy lựa chọn chủ thể và bố cục cẩn thận. Hãy chọn lọc những gì cần đưa vào và không cần đưa vào để khung hình của bạn có những thứ mà bạn muốn đưa ra.

2. Zoom

Nếu bạn không thể chọn được bố cục mà bạn muốn, có lẽ bạn nên tính đến việc thay đổi ống kính hoặc zoom vào gần hoặc xa hơn. Đây là điều mà đôi mắt của chúng ta không thể làm được - để nhìn rõ chi tiết của một thứ chúng ta phải lại gần, và để nhìn được tổng thể chúng ta phải lùi ra xa.

Thay đổi tiêu cự của ống kính cho phép máy ảnh của bạn ở nguyên một chỗ và có góc nhìn khác rộng hơn hoặc hẹp hơn. Việc hiểu rõ trường độ của ống kính và việc lựa chọn số lượng chủ thể mà bạn muốn đưa vào khung hình của ảnh sẽ giúp bạn tạo ra những bố cục hấp dẫn hơn.

3. Tiêu điểm

Một trong những điều đầu tiên mà tôi học được sau khi mua chiếc máy ảnh đầu tiên của mình đó là tầm quan trọng của tiêu điểm. Bắt đầu từ khi học cách lấy nét, tôi phải đeo kính để có thể nhìn các vật thể ở khoảng cách gần một cách rõ ràng hơn.

Nếu mắt của bạn tốt bạn sẽ gần như không bao giờ nghĩ ngợi về khả năng “lấy nét” của chúng, đôi mắt của bạn chỉ làm việc đó một cách liên tục và không có sự gián đoạn.

Việc học cách lấy nét với ống kính để những thành phần quan trọng trong bố cục ảnh của bạn rõ nét là đều rất quan trọng. Đôi khi một nhiếp ảnh gia sẽ chủ động lấy trượt nét, nhưng nhìn chung một tấm ảnh được lấy nét tốt sẽ thu hút sự tập trung của người xem vào những phần quan trọng trong tổng thể bức ảnh.

4. Độ sâu trường ảnh (Depth of Field)

Việc kiểm soát mức độ lấy nét của một bức ảnh là một khía cạnh khác của nhiếp ảnh mà mắt của bạn không thể làm được. Nếu mắt của bạn tốt, bạn sẽ thấy phần lớn vật thể trong trường ảnh của mắt rõ nét.

Việc sử dụng máy ảnh để kiểm soát bao nhiêu thứ sẽ được đưa vào vùng nét của khung hành là một mặt sáng tạo vô cùng tuyệt vời của nhiếp ảnh.

Có một tổ hợp các yếu tố cho phép máy ảnh của bạn tạo ra những bức ảnh trong đó có những bức ảnh rất nét và một số thì không. Những yếu tố này bao gồm ống kính và khẩu độ được thiết lập, kích thước cảm biến máy ảnh, khoảng cách giữa máy ảnh của bạn, vật thể và hậu cảnh.

Đạt được sự cân bằng tốt giữa những yếu tố này sẽ đem lại chất lượng mong muốn cho những bức ảnh của bạn mà bình thường bạn không thể thấy chúng một cách tự nhiên được. Vùng được lấy nét một cách rõ ràng trong một bức ảnh được biết đến với tên gọi độ sâu trường ảnh (Depth of Field).

5. Chuyển động mờ

Một trong những kỹ thuật khác của nhiếp ảnh đó là kiểm soát số lượng độ mờ trong những tấm ảnh của bạn thông qua việc điều chỉnh tốc độ màn trập. Sử dụng tốc độ màn trập thấp để chụp một chủ thể di chuyển sẽ mang đến hiệu ứng chuyển động mờ.

Bạn có thể kiểm soát độ mờ nhiều hay ít của một chủ thể chuyển động bằng cách kiếm soát thời gian mà màn trập mở. Nếu bạn để cho màn trập mở đủ lâu, bạn có thể tạo ra bức ảnh mà chủ thể không hiện rõ trong khung hình. Mắt của bạn không bao giờ thấy được điều này bởi lẽ một bức ảnh được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

6. Một khoảnh khắc duy nhất

Việc có thể chọn lựa khoảnh khắc để mở màn trập và tạo ra một bức ảnh là một sự khác biệt nữa giữa cách mà bạn nhìn và cách máy ảnh của bạn “nhìn”.

Dù cho bạn chụp ảnh phong cảnh, chụp một trận đá bóng hay một bức chân dung, thời điểm ngay lúc bạn nhấn nút để mở màn trập đóng vai trò quan trọng trong việc định hình bức ảnh của bạn. Một khoảng thời gian chính xác, được lựa chọn cẩn thận, để chụp lại được một bức ảnh độc đáo.

Bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh liên tục với đôi mắt của mình chứ không chỉ nhìn trong một khoảng thời gian giới hạn. Việc học cách nhận ra những khoảnh khắc tối ưu để nhấn ngón tay xuống nút để chụp một tấm ảnh là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của nhiếp ảnh.

7. Dải sắc độ

Dải sắc độ mà máy ảnh của bạn có thể chụp được trong một lần phơi sáng và những gì mà mắt bạn có thể nhận ra được vẫn đang có sự khác nhau đáng kể. Chữ “vẫn” ở đây được dùng bởi lẽ khoa học máy ảnh phát triển những loại cảm biến có thể tái hiện lại dải sắc độ rộng hơn so với trước và sau này cảm biến máy ảnh còn có thể tái hiện dải sắc độ rộng hơn những gì chúng ta có thể thấy.

Còn hiện tại tôi chưa biết một chiếc máy ảnh nào có thể ghi lại được dải sắc độ rộng như vậy, từ vùng sáng nhất đến vùng lớn nhất, như chúng ta có thể nhìn thấy bằng đôi mắt của mình.

Nếu bạn đang chụp ảnh ngoài trời trong một ngày đầy nắng, bạn sẽ cần phải thiết lập độ phơi sáng cẩn thận để có thể ghi lại mọi chi tiết kể cả vùng sáng nhất lẫn vùng tối nhất trong bức ảnh của bạn. máy ảnh của bạn không có khả năng ghi lại dải sắc độ rộng như bạn có thể nhìn bằng mắt của mình.

Học cách quan sát ánh sáng và hiểu về dải sắc độ khi bạn đang chụp một tấm ảnh là một trong những yếu tố thiết yếu của sáng tạo nhiếp ảnh.

Kết luận

Có cái nhìn như máy ảnh của bạn, hiểu được những điểm khác biệt giữa tầm nhìn tự nhiên của bạn và cách mà máy ảnh làm việc để tạo ra những bức ảnh sẽ giúp bạn cảm thấy thú vị hơn và giúp bạn trưởng thành hơn trong lĩnh vực nhiếp ảnh.

Kevin Landwer-Johan là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, giáo viên nhiếp ảnh và nhà làm phim. Ông bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh vào cuối những năm 1980  với thể loại ảnh báo chí và chụp tự do với nhiều thể loại kể từ đó đến giờ. Ông thích chụp thể loại ảnh chân dung và thực hiện các tác phẩm mang phong cách tài liệu.