5 phương pháp “bắn chìm” tàu sân bay Mỹ của Trung Quốc và Nga

VietTimes -- Để đối phó cụm tấn công tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc và Nga cũng có nhiều loại vũ khí có thể sử dụng như ngư lôi tàu ngầm, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chống hạm. Đồng thời Mỹ phải thận trọng sử dụng tàu sân bay.
Hai máy bay chiến đấu Hornet liên tục cất cánh trên tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Cankao
Hai máy bay chiến đấu Hornet liên tục cất cánh trên tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Cankao

Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 31/3 dẫn nguồn tin từ Mỹ cho rằng từ thập niên 1940 trở lại đây, tàu sân bay luôn là tàu chiến chủ lực hàng đầu trong tác chiến hải quân. Đến nay cũng vẫn được hải quân hiện đại sử dụng rộng rãi.
Nhưng, hầu như từ ngày tàu sân bay ra đời, hải quân cũng luôn nghiên cứu cách thức đánh bại tàu sân bay. Mặc dù phương án cụ thể không ngừng thay đổi theo thời gian, nhưng nguyên tắc cơ bản không hề thay đổi.
Một số người cho rằng sự cân bằng về công nghệ quân sự đang chuyển đổi sang lĩnh vực ngoài tàu sân bay. Xu thế này không thể thay đổi, hơn nữa nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc và Nga không ngừng đổi mới quân sự. Dưới đây là 5 phương pháp “bắn chìm” tàu sân bay Mỹ của Trung Quốc và Nga
Ngư lôi
Ngày 17/9/1939, tàu ngầm U-29 của Hải quân Đức đã sử dụng ngư lôi bắn chìm tàu sân bay HMS Courageous của Hải quân hoàng gia Anh. HMS Courageous là tàu sân bay đầu tiên bị tàu ngầm bắn chìm trong lịch sử, nhưng tuyệt đối không phải là chiếc cuối cùng.
Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ Hai, các nước Mỹ, Anh và Nhật Bản đều bị tổn thất rất nhiều tàu sân bay bởi các cuộc tấn công của tàu ngầm. Năm 1944, tàu sân bay cỡ lớn Shinano của Nhật Bản đã bị tiêu diệt, đẩy "số đen" của tàu sân bay lên cao trào.

Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler trên tàu sân bay USS Carl Vinson ở Biển Đông ngày 22/2/2017. Ảnh: Cankao
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler trên tàu sân bay USS Carl Vinson ở Biển Đông ngày 22/2/2017. Ảnh: Cankao

Ngư lôi lắp ở tàu ngầm vẫn là một trong những mối đe dọa chủ yếu của tàu sân bay hiện nay. Nga và Trung Quốc đều đang thường xuyên tập luyện tấn công cụm chiến đấu tàu sân bay của Mỹ và đồng minh.
Ngư lôi hiện đại tiến hành phá hoại ở dưới thân tàu, sức công phá đủ để làm vỡ lưng thân tàu. Điều may mắn là đến nay vẫn chưa có tàu chiến lớn như siêu tàu sân bay Mỹ bị ngư lôi bắn trúng.
Năm 2005, Hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt thử nghiệm tấn công đối với tàu sân bay cỡ lớn USS United States, trong đó có tấn công từ dưới nước mà tàu sân bay USS Cole Mỹ từng gặp phải.
Khi thử nghiệm, tàu sân bay United States đã không bị bắn chìm ngay lập tức, mà chìm dần theo cuộc thử nghiệm. Không ai biết một chiếc tàu sân bay Mỹ rốt cuộc có thể chịu được bao nhiêu cuộc tấn công của ngư lôi hiện đại.
Nhưng hầu như có thể khẳng định, một quả ngư lôi cũng có thể gây thiệt hại to lớn, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành động tác chiến.
Tên lửa hành trình
Các nước như Trung Quốc, Nga đã đầu tư phát triển các loại tên lửa hành trình có thể tấn công cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ, những tên lửa này có sự khác biệt rất lớn về tầm bắn, tốc độ và phương thức áp sát. Chúng bay với tốc độ cao và có tiết diện phản xạ radar rất nhỏ.
Điểm tương đồng với radar là hiện nay hầu như chưa có chứng cứ cho thấy hiệu quả tấn công siêu tàu sân bay hiện đại của tên lửa hành trình như thế nào.
Tàu chở hàng dân dụng có kích cỡ tương đương tàu sân bay lớp Ford Mỹ đều có thể bị tấn công bởi tên lửa hành trình.

Hai máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet liên tục được phóng lên trên tàu sân bay động cơ hạt nhân Mỹ. Ảnh: Cankao
Hai máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet liên tục được phóng lên từ tàu sân bay động cơ hạt nhân Mỹ. Ảnh: Cankao

Khi bị tên lửa hành trình bắn trúng, đường băng có thể phá hoại nghiêm trọng, từ đó ảnh hưởng đến nhiệm vụ bay hoặc làm cho tàu sân bay không còn có khả năng thực hiện nhiệm vụ.
Tên lửa đạn đạo
10 năm qua, sự phát triển quan trọng nhất về công nghệ "sát thủ tàu sân bay" là sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo chống hạm. Tên lửa Đông Phong-21D Trung Quốc có thể tiến hành tấn công tàu sân bay Mỹ từ khoảng cách xa. Hơn nữa, tên lửa này hầu như có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ hiện có.
Loại tên lửa này có thể dựa vào bay cơ động không phân chia giai đoạn, ở giai đoạn cuối cùng sẽ tiếp cận tàu sân bay cơ động với tốc độ cao, chỉ dựa vào tên lửa là có thể tạo ra cuộc tấn công mang tính "hủy diệt" đối với đường băng. Cho dù không thể bắn chìm hoàn toàn tàu sân bay thì cũng có thể làm cho nó hầu như tê liệt.

Sự phát triển của tên lửa Đông Phong-21D buộc Hải quân Mỹ ra sức tăng cường công tác phòng thủ tên lửa đạn đạo. Nhưng, khả năng đánh chặn tên lửa của lực lượng tác chiến đơn nhất vẫn còn bị nghi ngờ rất lớn, nhất là khi đối phương phóng loạt tên lửa chống hạm.

Giá thành quá cao
Chi phí chế tạo tàu sân bay mới lớp Ford của Mỹ khoảng 13 tỷ USD, chưa kể chi cho liên đội đường không. Nếu tính cả liên đội gồm các máy bay F-35C, F/A-18E/F và các loại máy bay chi viện, thì chi phí cho một tàu sân bay đủ để người ta "líu lưỡi".

Máy bay chiến đấu Super Hornet chuẩn bị hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Cankao
Máy bay chiến đấu Super Hornet chuẩn bị hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Cankao

Cộng với biên đội hộ tống, chi phí sẽ còn cao hơn. Tuy nói chế tạo tàu sân bay càng nhiều thì chi phí đơn vị càng giảm. Nhưng thời gian chế tạo tàu sân bay lớp Ford quá lâu, bởi vì trong quá trình đó đều phải áp dụng rất nhiều công nghệ mới. Tàu sân bay lớp Nimitz đã từng gặp trường hợp này.
Thận trọng quá mức
Theo Sina, có lẽ Trung Quốc và Nga hoàn toàn không cần tiến hành tấn công đối với tàu sân bay vẫn có thể làm cho tàu sân bay biến mất. Tính toán tổng hợp các nguyên nhân như hệ thống vũ khí có thể tiêu diệt tàu sân bay, vấn đề chi phí của bản thân tàu sân bay, dư luận có thể sẽ giữ thái độ thận trọng với việc sử dụng tàu sân bay.
Khi xảy ra xung đột, Tổng thổng và tướng lĩnh Hải quân Mỹ có thể sẽ rất lo ngại tính yếu ớt của tàu sân bay, từ đó sẽ không dễ dàng điều động tàu sân bay. Giá trị to lớn của tàu sân bay trái lại có thể trở thành điểm yếu lớn nhất: Quan trọng quá, nên không thể để nó mất đi.